Tại sao nhà cao tầng không nên lắp cửa kính mở quay ra ngoài

01/08/2019

Người Việt Nam trước đây chủ yếu làm nhà thấp tầng và mặt thoáng hẹp nên vốn quen với việc mở cửa hướng ra ngoài để không ảnh hưởng đến không gian bên trong trong.

Tuy nhiên, đối với những mặt sảnh của ngôi nhà cao tầng hiện đại, do có mặt thoáng rộng nên cửa kính mở quay ra ngoài nếu gặp gió mạnh có thể gây nên va đập làm vỡ kính rơi xuống sẽ gây hậu quả khôn lường cho người qua lại gần đó. Chính vì vậy mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… dùng cửa kính mở đẩy sang hai bên vừa an toàn, vừa tiết kiệm diện tích.

Tiêu chuẩn thiết kế về nhà ở cao tầng năm 2014 (TCVN 323:2004) đã có sự thay đổi về quy định đối với việc thiết kế cửa, cụ thể: “cửa nhà cao tầng được thiết kế theo kiểu cửa lật, cửa đẩy, cửa trượt đứng, trượt ngang hoặc kết hợp cả hai”. Có thể thấy, cửa kính mở quay ra ngoài đã bị hạn chế trong danh mục loại cửa được phép thiết kế trong các tòa nhà cao tầng. Vậy tại sao không nên dùng cửa kính mở quay ra ngoài và những những kiểu mở nào phù hợp đối với công trình cao tầng?

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, kiểu cửa kính mở quay ra ngoài có góc mở 180 độ , nếu gặp gió to hoặc mưa bão lớn cửa kính dễ bị va đập mạnh; với những loại cửa có thanh hạn vị góc mở và chỉ mở 90 độ có thể giúp hạn chế được sự va đập, tuy nhiên nó vuông góc với phương tựa như một cánh buồm nếu gặp gió lốc sẽ rất nguy hiểm.

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho con người, đòi hỏi cửa kính cho nhà cao tầng phải có yêu cầu đặc biệt hơn, thiết kế cửa phải chịu được sức gió mạnh, và những tác động vô tình của con người. Đối với những công trình được thiết kế đúng tiêu chuẩn, cửa kính tại sảnh chính nhà cao tầng, có mặt thoán diện tích lớn thường là các loại cửa kính tự động mở trượt, hoặc cửa kính tự động mở quay tròn. Đối với cửa kính mở trượt tự động hay được dùng vì có giá thành rẻ bởi hệ phụ kiện đơn giản.

Tuy nhiên, do có cấu tạo hai cánh trượt song song với nhau cho nên đã tạo ra khe hở ở giữa hai cánh, mặc dù các nhà sản xuất đã dùng một số biện pháp để hạn chế khe hở này nhưng vẫn không đảm bảo độ kín khít cao. Hơn nữa cửa mở trượt chỉ mở được 1/2 diện tích cửa nên đối với những đơn vị thích tăng độ thoáng của cửa kính thì đây sẽ không phải lựa chọn tối ưu.
Cửa kính tự động thường được lắp ở mặt ngoài công trình, phía trước sảnh chính có tác dụng ngăn cách giữa không gian bên ngoài và bên trong ngôi nhà, do đó thường có yêu cầu về khả năng cách âm, cách nhiệt, lấy sáng, thông gió khi cần và đặc biệt là chống thoát nhiệt khi sử dụng điều hòa và giữ nhiệt về mùa đông.

Để đáp ứng được các đòi hỏi này, vật liệu làm cửa rất được quan tâm và vật liệu nhựa, nhôm hay gỗ đều có thể kết hợp được với vật liệu kính để tạo ra cánh cửa đạt tiêu chuẩn. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, khách hàng có thể chọn kính tôi an toàn trơn (Temper glass) bởi đây là vật tư rẻ nhất. Nếu điều kiện kinh phí cho phép có thể chọn khung bao viền cho cánh cửa, và ta có thể dung chất liệu khung bao nhôm, khung bao inox, khung bao nhựa, khung bao tôn sơn tĩnh diện…, tuy nhiên khách hàng nên chọn profile nhôm có cầu cách nhiệt để giảm tối đa sự truyền nhiệt qua khung nhôm.

Thong ke