Kiến thức chung về cửa tự động

01/08/2019

Các loại Cửa tự động cơ bản:

Loại cửa trượt tự động một cánh ( single Auto door) mở về bên phải hoặc bên trái ( tùy theo thực tế vị trí lắp đặt hoặc nhu cầu của chủ đầu tư). Kích thước cánh cửa là không cố định, tuy nhiên thường dùng cho những bộ cửa có cánh tương đối nhỏ, vì khi lắp đặt cho cánh cửa lớn, việc chạy về một phía dẫn đến mất cân bằng. Chính vì vậy, cửa trượt tự động 01 cánh thường lắp ở vị trí có bề ngang hẹp, hoặc một phía không có không gian cho cánh mở ra. 

2. Loại cửa trượt tự động 2 cánh ( bi-parting sliding Auto door) : Loại cửa này dùng 2 cánh đóng mở về hai phía ngược chiều nhau. Khẩu độ rộng từ 2 tới 3 mét thường dùng cho các văn phòng làm việc lớn như phòng trưng bày sản phẩm, sảnh nhà hàng, bệnh viện , ngân hàng, phòng họp, trung tâm hôi nghị và nhiều công trình khác nữa… Đây là loại cửa tự động thông dụng nhất trên thị trường.

3. Loại cửa trượt tự động 4 cánh xếp lớp( Telescopic sliding Auto door) : còn gọi là cửa trượt xếp lớp, các cánh cửa khi mở sẽ xếp chồng nhau giúp tiết kiệm không gian và tăng khẩu độ mở đến lớn hơn 4 mét. Loại cửa trượt tự động này thường lắp đặt ở những nơi có bề ngang hẹp mà chủ đầu tư muốn có độ mở thông qua lớn. Giá thành loại cửa này đắt hơn cửa tự động mở trượt bình thường từ 30% đến 50%. 
 
4. Loại cửa trượt cong và cửa xoay vòng : loại cửa này chiếm nhiều không gian và ít được sử dụng.
Kích thước cửa trượt tự động ( Auto Door) được sử dụng thường có chiều ngang từ 600mm-1500mm 1 cánh cửa tương ứng với các loại rail cửa như sau:

  • Rail cửa 3m2 : Chiều ngang cánh cửa 600-800, tải trong tuong ứng 60kgx2.
  • Rail 4m2 : Chiều ngang cánh 800 -1100, tải trọng tương ứng 80kgx2.
  • Rail 5m2 : Chiều ngang cánh 1100 -1300mm, tải trọng tương ứng 100kgx2.
  • Rail 6m4-150kg : Chiều ngang cánh 1400 – 1600mm, tải trong tương ứng 120kgX2.

Chiều cao các loại cửa tự động thông thường tối đa không vượt quá 2600mm, do hạn chế của mắt thần ( không nhạy khi đặt quá cao).
Về tải trọng của cánh cửa, thông thường ta có thể tính nhanh như sau :1 mét vuông kính loại dày 10mm nặng 25kg, loại dày 12mm nặng 30kg. Cửa trượt tự động loại mở 2 cánh với các thông số về kỹ thuật và tính thẩm mỹ như khe hở giữa cánh cửa trượt và cánh cố định là 10mm, khe hở giữa sàn và cánh trượt từ 10-15m, chiều cao cửa trượt tự động thông thường từ 2000-2400mm, chiều ngang cửa thường từ 1/3 – 1/2 chiều cao.

Kính dùng cho cửa trượt tự động có thể là kính cường lực hoặc kính dán an toàn. Thông thường để an toàn cho người sử dụng chúng ta được khuyến cáo nên dùng kính cường lực có độ dày tối thiếu 10mm.
Kích thước của kính phụ thuộc yêu cầu thiết kế, thi công của chủ công trình, nhu cầu sử dụng hay do đặc thù của mặt bằng.
Mặc định kính làm cường lực là kính trắng (trong) không màu, không hoa văn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng có thể phun cát làm nhám 1 phần diện tích để tạo chữ hoặc hình, có thể phun sơn hay làm kính màu. Kính được coi là chuẩn mực hiện nay là của Công ty Liên doanh Kính nổi Việt Nhật- VFG. Ngoài ra trên thị trường còn có nhiều loại kính được nhập khẩu từ Indonexia, Trung Quốc, Nhật, Anh…Trọng lượng của kính trắng tiêu chuẩn được tính theo công thức: 2,5(kg/mm x m2) x A(độ dày mm)x B( diện tích kính tính theo m2).

Ví dụ 1 tấm kính cường lực (hoặc kính thường) có độ dày 10mm, kích thước 1000×2000(mm) có trọng lượng là 2,5x10x2=50(kg).
Việc tính trọng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn loại cửa có chiều dài rail phù hợp, công suất motor cũng như khả năng chịu tải của bánh xe.

Thành phần cấu tạo của hệ cửa trượt tự động (Auto Door):

1. Hệ profile nhôm và rail trượt ( được gia công bề mặt với độ cứng rất cao, chống mài mòn khi bánh xe chạy qua). Riêng model cửa tự động HPS 120 và HPS 153 có kèm theo nắp che bằng nhôm.

2. Motor 1 chiều, hoạt động ở điện áp 24V. 

3. Bộ đổi nguồn và ổn định điện áp chống sốc điện

4. Bộ điều khiển trung tâm. Thông thường, board mạch điều khiển được lập trình bằng công nghệ micro – computer, hiệu chỉnh thông số bằng chiết áp. 

5. Mắt thần. Có 2 loại công nghệ cho cảm biến mắt thần: cảm biến hồng ngoại và cảm biến chuyển động. Đây là 1 điều rất đáng lưu ý khi lựa chọn cửa tự động, vì loại cảm biến hồng ngoại sẽ không nhận ra các vật chuyển động không sinh nhiệt ( xe đẩy, xe chở hàng…) nên không thích hợp trong các siêu thị, kho hàng… 

6. Cảm biến an toàn. Đây là một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng cần thiết. Đại đa số các đơn vị lắp đặt cửa tự động thường bỏ qua thiết bị này, tuy nhiên đây là một thiếu sót lớn.

7. Bộ bánh xe chuyển động. Đây là bộ phận chịu toàn bộ trọng tải từ cánh cửa nên cần loại tốt, được gia công lớp bề mặt chịu mài mòn cao. Đặc biệt, bánh xe phải có bộ phận chống lật cánh ( khi người hoặc vật thể va chạm vào cánh cửa theo phương vuông góc với bề mặt cánh cửa, bánh xe không bị trật ra khỏi ray, cánh cửa không bị đổ gây tai nạn đáng tiếc.

8. Puli không tải và dây cu-roa ( dây đai truyền động). Đa số các hãng cửa sử dụng dây cu-roa lõi sợi

9. Các phụ kiện lựa chọn thêm: khóa điện, nút nhấn không dây, bộ công tắc điều khiển 5 chức năng và pin dự phòng khi mất điện.

10. Dẫn hướng phía dưới cho cánh cửa chuyển động đúng quỹ đạo trượt ngang.

Thông số kỹ thuật :

Tham khảo trực tiếp trong các bài giới thiệu sản phẩm.

Công năng sử dụng:

  • Độ bền của vật liệu : 5 năm và hơn thế nữa
  • Một số tính năng khác : Cửa trượt tự động (Auto Door) có thể kết hợp với hệ access control, khóa vân tay, thẻ không tiếp xúc, hoặc hệ báo cháy, báo động an ninh của tòa nhà…

Thứ tự quy trình lắp dựng:

+ Gia cố đà sắt hoặc khung nhôm để treo bộ điều khiển : Chọn đà hay khung nhôm có khả năng chịu lực phù hợp với dộ dài rail và tải trong cánh. Phần gia cố này phải làm thật chắc chắn vì nếu không khi vận hành cửa sẽ rung tần số cao gây tiềng ồn khó chịu.

+ Gắn hệ rail trượt lên đà sắt : công đoạn này cần phải làm cẩn thận và chính xác về cao độ cũng như độ thẳng của rail trượt. Bất kỳ vị trí nào bị vênh, nghiêng hay cao thấp khác nhau đều gây tác hại nghiêm trọng cho độ bền của cửa tự động.

+ Lắp hệ thống motor, controller, puly… : Motor và puly phải được cố định thật chắc vì khi khởi động xung lực mạnh có thể làm trượt motor hay puly gây nguy hiểm có thể rớt cửa ra ngoài. Dây đai truyền động không được gắn quá căng sẽ gây tiếng rít, làm mau mòn dây đai và gây hiện tượng bó hộp số. Đường dây điện nguồn và tín hiệu điều khiển phải cố định và gọn gàng tránh tiếp xúc với rail và dây đai sẽ gây chập điện và đứt dây tín hiệu.

+ Lắp kính vào bánh xe trượt : Kính phải được lắp thật cân đối nếu không sẽ gây hiện tượng mòn rail về một phía và phá hủy bánh xe.

+ Lắp cửa vào ray : Thao tác nhịp nhàng cân đối tránh làm trầy xước rail vì ta biết rail cửa bền là nhờ lớp sơn chống mài mòn cao đó.

+ Điều chỉnh tốc độ : Kiểm tra vật cản trên rail và trên đường trượt của kính. Bật công tắc nguồn điện chính, điều chỉnh tốc độ và các tính năng cho phù hợp từng loại độ dài rail. Tốc độ đóng không nên nhanh quá sẽ tạo cảm giác e sợ cho người qua lại.

+ Hoàn thiện : Lắp nắp che bảo vệ cho cửa tự động- Auto Door, dọn dẹp vệ sinh toàn bộ hệ cửa trượt tự động và môi trường xung quanh. Chờ cho cửa trượt tự động hoạt động trong vòng 30 phút. Nếu không có trở ngại hay điều chỉnh gì nữa thì coi như đã kết thúc quá trình lắp dựng.

Thong ke